tăng hiệu năng pc amd ryzen bằng cách dùng a-xmp
Nếu bạn đã và đang sử dụng bộ vi xử lý AMD Ryzen, chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến sự ảnh hưởng của tốc độ RAM (bus RAM) trên nền tảng này. Quả thực như vậy, bus RAM trên Ryzen vẫn luôn là chủ đề hot mà người sử dụng quan tâm đến. Như thông tin chúng ta được biết thì bus RAM trên Ryzen càng cao, hiệu năng máy tính càng được cải thiện tốt hơn. Vậy thực tế thì bus RAM ảnh hưởng như thế nào đến hiệu năng của Ryzen và đặc biệt là Ryzen 3000 series mới nhất hiện tại? Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu trong bài viết này nhé.
I – Giới thiệu
Ở thế hệ Ryzen đầu tiên và thứ hai, người dùng sẽ rất khó để có thể đạt được trên mức 3200 MHz. Tuy nhiên ở thế hệ Ryzen mới nhất, các CPU này đã chính thức hỗ trợ bus RAM lên đến 3200 MHz và có thể cao hơn nữa. Ryzen 3000 series được thiết kế dựa trên kiến trúc Zen 2 với thiết kế CPU hoàn toàn mới. Các thành phần bên trong CPU được chia ra thành nhiều khối hay còn gọi là chiplet khác nhau. Trong đó các chiplet chứa nhân xử lý của CPU được thiết kế theo tiến trình 7nm và bộ xử lý I/O được thiết kế theo tiến trình 14nm. Các chiplet này sẽ kết nối với nhau bởi cầu nối Infinity Fabric giúp giảm độ trễ truyền tải dữ liệu từ RAM đến CPU.
Trong bài test này mình sẽ sử dụng CPU AMD Ryzen 5 3600X, Mainboard Asus Crosshair VIII Hero Wifi, RAM Gskill Sniper X 16GB Bus 3400 và Card đồ họa Radeon RX 5700 để so sánh sự khác biệt giữa bus RAM mặc định và sau khi ép xung RAM.
Một số hình ảnh cấu hình test:
CPU, sách hướng dẫn, tản nhiệt.
Tản nhiệt đi kèm Ryzen 5 là tản Wraith Spire
Ryzen 5 3600X sẽ được gắn chung với mainboard Asus Crosshair VIII Hero Wifi – một trong những bo mạch chủ X570 cao cấp của Asus. Là dòng main cao cấp nên Crosshair VIII có một ngoại hình rất hầm hố. Main được bao bọc bởi lớp giáp màu đen và bạc, được gắn liền với tản nhiệt chipset khá đẹp mắt và chắc chắn. Khu vục các cổng I/O và mạch âm thanh cũng được trang bị lớp áo che đi các khuyết điểm về thẩm mỹ bên dưới. Ngoài ra main còn được trang bị đèn led RGB giúp main luôn nổi bật trong case.
Main được trang bị đèn báo lỗi và màn hình hiện mã code lỗi giúp người dùng dễ dàng chẩn đoán lỗi. Dưới đó là nút nguồn và nút reset cũng được Asus trang bị cho dòng sản phẩm này.
Ram Gskill Sniper X 16GB bus 3400
Card đồ họa PowerColor RX5700 Red Devil với thiết kế 3 quạt, tản nhiệt lớn và ngoại hình đậm chất game thủ.
Tiếp theo mình sẽ gắn tất cả linh kiện trên với nhau và khởi động hệ thống. Trước khi vào các bài test hiệu năng thì mình sẽ bật tính năng A-XMP của AMD lên để tăng bus ram lên 3400 trong Bios. Phiên bản Bios mình sử dụng trong bài test là AGESA 1.0.0.3ABBA, Driver chipset và driver card đồ họa mới nhất hiện tại.
II – Hiệu năng
CPU-Z
CPU-Z là phần mềm miễn phí tập hợp thông tin trên một số thiết bị chính trong hệ thống của bạn như: Tên bộ xử lý và số, tên mã, quy trình, gói, mức bộ đệm. Mainboard và chipset… Ngoài ra CPU-Z cũng có bộ chấm điểm CPU và so sánh hiệu năng với các CPU khác giúp người dùng thấy được khả năng của CPU mà họ đang sử dụng.
Trước khi bật A-XMP
_ Single Thread: 507.3
_ Multi Thread: 3942.3
Sau khi bật A-XMP
_ Single Thread: 518.9
_ Multi Thread: 4090.2
Cinebench R15:
Trước khi bật A-XMP
_ Single Core: 200 cb
_ CPU: 1591 cb
_ GPU: 141.33 fps
Sau khi bật A-XMP
_ Single Core: 201 cb
_ CPU: 1606 cb
_ GPU: 161.31 fps
Cinebench R20:
Bản cập nhật mới nhất của Cinebench có nhiều cải tiến hơn so với bản cũ. Cinebench R20 sử dụng bài thử nghiệm phức tạp hơn, đánh giá chính xác hơn hiệu năng của những CPU hiện đại sau này. Cải thiện độ chính xác điểm chuẩn cho các CPU hiện tại cũng như tương lai.
Trước khi bật A-XMP
Điểm CPU: 3635 pts
Điểm CPU Single Core: 499 pts
Sau khi bật A-XMP
Điểm CPU: 3655 pts
Điểm CPU Single Core: 497 pts
Vray Benchmark
Trước khi bật A-XMP
Phần mềm chấm điểm CPU sử dụng trong việc render hình ảnh. Thời gian để hoàn thành công việc của Ryzen 7 3600X là 1 phút 30 giây và RX 5700 là 1 phút 13 giây
Sau khi bật A-XMP
Phần mềm chấm điểm CPU sử dụng trong việc render hình ảnh. Thời gian để hoàn thành công việc của Ryzen 7 3600X là 1 phút 29 giây và RX 5700 là 1 phút 12 giây
Corona Benchmark
Cũng là một trong những phần mềm đánh giá sức mạnh của CPU thông qua việc render hình ảnh.
Trước khi bật A-XMP, thời gian để hoàn thành công việc là 2 phút 33 giây và tốc độ xử lý là 3.171.890 Rays/giây.
Sau khi bật A-XMP, thời gian để hoàn thành công việc là 2 phút 20 giây và tốc độ xử lý là 3.447.890 Rays/giây
3DMark:
Phần mềm này sẽ giúp người dùng có thể kiểm tra được hiệu năng xử lý 3D của máy tính chơi game.
Fire Strike
Fire Strike sử dụng để chấm điểm máy tính chơi game dựa trên nền tảng API DirectX 11. Fire Strike bao gồm 2 bài test đồ họa, 1 bài test vật lý và kết hợp cả 2 bài test để chấm điểm CPU, GPU trong trạng thái làm việc hết công suất.
Trước khi bật A-XMP
Điểm tổng: 20314
Điểm đồ họa: 23978
Điểm vật lý: 19594
Sau khi bật A-XMP
Điểm tổng: 20352
Điểm đồ họa: 24105
Điểm vật lý: 19564
Fire Strike Extreme
Fire Strike Extreme được thiết kế để đánh giá hiệu năng của hệ thống sử dụng đa card đồ họa và các phần cứng mới trong tương lai. Fire Strike Extreme sẽ render hình ảnh ở độ phân giải 2K, phù hợp với thị trường game ở thời điểm hiện tại.
Trước khi bật A-XMP
Điểm tổng: 10647
Điểm đồ họa: 11552
Điểm vật lý: 19172
Sau khi bật A-XMP
Điểm tổng: 10699
Điểm đồ họa: 11571
Điểm vật lý: 19892
Fire Strike Ultra
Cao hơn Fire Strike Extreme, Fire Strike Ultra dùng để đánh giá khả năng đáp ứng chơi game 4K của máy tính. Bài test sẽ render hình ảnh ở độ phân giải 4K để chấm điểm hệ thống.
Trước khi bật A-XMP
Điểm tổng: 5787
Điểm đồ họa: 5862
Điểm vật lý: 19292
Sau khi bật A-XMP
Điểm tổng: 5797
Điểm đồ họa: 5866
Điểm vật lý: 19691
Time Spy
Time Spy sử dụng nền tảng API DirectX 12 để chấm điểm hệ thống Gaming trên Windows 10. Bài test sẽ render hình ảnh ở độ phân giải 2K để chấm điểm hệ thống.
Trước khi bật A-XMP
Điểm tổng: 7814
Điểm đồ họa: 8039
Điểm CPU: 6745
Sau khi bật A-XMP
Điểm tổng: 7912
Điểm đồ họa: 7997
Điểm CPU: 7465
PCMark 10
Để test hiệu năng của hệ thống trong việc xử lý các tác vụ văn phòng, mở ứng dụng duyệt web, hình ảnh, thiết kế thì mình sẽ sử dụng phần mềm PCMark 10.
Trước khi bật A-XMP
Điểm tổng: 5857
Essentials (Web, Video Conferencing, Startup): 8809
Productivity (Office, Spreadsheet, Writing): 7490
Digital Content Creation (Photo Editing, Video Editing, Render): 8264
Sau khi bật A-XMP
Điểm tổng: 6090
Essentials (Web, Video Conferencing, Startup): 8955
Productivity (Office, Spreadsheet, Writing): 7705
Digital Content Creation (Photo Editing, Video Editing, Render): 8884
Aida64 Benchmark
AIDA64 thực hiện một tập hợp các điểm chuẩn 64 bit để đo tốc độ máy tính thực hiện các tác vụ xử lý dữ liệu và tính toán toán học khác nhau. Bộ nhớ đa luồng và điểm chuẩn bộ nhớ cache có sẵn để phân tích băng thông và độ trễ RAM của hệ thống.
Trước khi bật A-XMP
Sau khi bật A-XMP
III – Hiệu năng game
Assassin's Creed Odyssey
Thuộc series game Assassin’s Creed đình đám do Ubisoft phát triển, Assassin's Creed Odyssey vừa được phát hành trong tháng 10/2018. Assassin's Creed Odyssey là game hành động nhập vai mà người chơi sẽ hóa thân thành lính đánh thuê thời La Mã với cốt truyện cực kỳ hấp dẫn. Game này mình sẽ để mức setting là High và độ phân giải Quad HD.
Trước khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình trong game là 63 FPS, thấp nhất là 27 FPS, cao nhất là 98 FPS
Sau khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình trong game là 71 FPS, thấp nhất là 16 FPS, cao nhất là 109 FPS
Strange Brigade
Lấy bối cảnh miền hoang dã của châu Phi tại khu vực nằm dưới sự cai trị của Đế quốc Anh vào thập niên 30 của thế kỷ trước, Strange Brigade sẽ đưa người chơi vào cuộc chiến chống lại các thế lực siêu nhiên bí hiểm tại một vùng đất vô cùng bí ẩn. Strange Brigade là một game bắn súng góc nhìn người thứ ba. Trong game, người chơi chiến đấu chống lại những kẻ thù thần thoại khác nhau và giải những câu đố. Trong game mình sẽ để mức setting Ultra và độ phân giải Quad HD
Trước khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình là 108 FPS
Sau khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình là 109 FPS
Far Cry 5
Thuộc series game đình đám, Far Cry 5 là game hành động bắn súng góc nhìn thứ nhất với hình ảnh khá đẹp mắt và đòi hỏi cấu hình khá cao. Mình sẽ để Setting ở mức Ultra và độ phân giải Quad HD.
Trước khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình của game là 85 FPS, thấp nhất 70 FPS, cao nhất là 100 FPS.
Sau khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình của game là 91 FPS, thấp nhất 80 FPS, cao nhất là 110 FPS.
Borderlands 3
Borderlands 3 là một trò chơi video bắn súng góc nhìn thứ nhất hành động nhập vai được phát triển bởi Gearbox Software và được phát hành bởi 2K Games. Đây là phần tiếp theo của Borderlands 2 năm 2012, và là mục chính thứ tư trong loạt Borderlands. Trong game mình sẽ để setting High và độ phân giải Quad HD
Trước khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình trong game là 58.45 FPS.
Sau khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình trong game là 61.24 FPS
Gear 5
Gears 5 là một trò chơi video bắn súng góc nhìn thứ ba được phát triển bởi The Coalition và được Xbox Game Studios phát hành cho Microsoft Windows và Xbox One. Đây là phần thứ sáu của loạt game Gears of War. Ở game này mình sẽ để thiết lập Ultra và độ phân giải Quad HD.
Trước khi bật A-XMP
_GPU Framerate: 73.7 FPS
_CPU Framerate: 247.4 FPS
Sau khi bật A-XMP
_GPU Framerate: 74.5 FPS
_CPU Framerate: 318.4 FPS
Tom Clancy's The Division 2
Tom Clancy's The Division 2 là một trò chơi video nhập vai hành động trực tuyến được phát triển bởi Massive Entertainment và được phát hành bởi Ubisoft. Phần tiếp theo của Tom Clancy's The Division, lấy bối cảnh ở Washington, D.C. Với game này mình sẽ để mức setting là Ultra và độ phân giải Quad HD.
Trước khi bật A-XMP
_Điểm benchmark: 4880
_Mức khung hình trung bình: 54 FPS
Sau khi bật A-XMP
_Điểm benchmark: 5293
_Mức khung hình trung bình: 59 FPS
Battlefield V
Battlefield V là một trò chơi video bắn súng góc nhìn thứ nhất được phát triển bởi EA DICE và được phát hành bởi Electronic Arts. Battlefield V là phần thứ mười sáu trong loạt Battlefield. Nó được phát hành trên toàn thế giới. Trong game mình sẽ để mức thiết lập cấu hình là High và độ phân giải là Quad HD.
Trước khi bật A-XMP
Frames: 25308 - Time: 274687ms - Avg: 92.134 - Min: 70 - Max: 123
Sau khi bật A-XMP
Frames: 27898 - Time: 292719ms - Avg: 95.306 - Min: 65 - Max: 133
IV – Kết luận
Ở mức bus RAM 3400MHz hệ thống được tối ưu hiệu năng và cho kết quả cao hơn so với mặc định. Tùy vào ứng dụng và game mà mức chênh lệch hiệu năng sẽ khác nhau. Qua bài test trên chúng ta đã thấy được những ưu điểm sau khi ép xung RAM trên CPU Ryzen 3600X nói riêng và CPU Ryzen 3000 series nói chung. Nếu bạn đã sở hữu chiếc máy tính có sử dụng CPU AMD Ryzen 3000 series hay đang có ý định mua dòng sản phẩm này thì đừng quên chọn cho mình một kit RAM bus cao để đạt được tối đa hiệu năng nhé.
I – Giới thiệu
Ở thế hệ Ryzen đầu tiên và thứ hai, người dùng sẽ rất khó để có thể đạt được trên mức 3200 MHz. Tuy nhiên ở thế hệ Ryzen mới nhất, các CPU này đã chính thức hỗ trợ bus RAM lên đến 3200 MHz và có thể cao hơn nữa. Ryzen 3000 series được thiết kế dựa trên kiến trúc Zen 2 với thiết kế CPU hoàn toàn mới. Các thành phần bên trong CPU được chia ra thành nhiều khối hay còn gọi là chiplet khác nhau. Trong đó các chiplet chứa nhân xử lý của CPU được thiết kế theo tiến trình 7nm và bộ xử lý I/O được thiết kế theo tiến trình 14nm. Các chiplet này sẽ kết nối với nhau bởi cầu nối Infinity Fabric giúp giảm độ trễ truyền tải dữ liệu từ RAM đến CPU.
Trong bài test này mình sẽ sử dụng CPU AMD Ryzen 5 3600X, Mainboard Asus Crosshair VIII Hero Wifi, RAM Gskill Sniper X 16GB Bus 3400 và Card đồ họa Radeon RX 5700 để so sánh sự khác biệt giữa bus RAM mặc định và sau khi ép xung RAM.
Một số hình ảnh cấu hình test:
CPU, sách hướng dẫn, tản nhiệt.
Tản nhiệt đi kèm Ryzen 5 là tản Wraith Spire
Ryzen 5 3600X sẽ được gắn chung với mainboard Asus Crosshair VIII Hero Wifi – một trong những bo mạch chủ X570 cao cấp của Asus. Là dòng main cao cấp nên Crosshair VIII có một ngoại hình rất hầm hố. Main được bao bọc bởi lớp giáp màu đen và bạc, được gắn liền với tản nhiệt chipset khá đẹp mắt và chắc chắn. Khu vục các cổng I/O và mạch âm thanh cũng được trang bị lớp áo che đi các khuyết điểm về thẩm mỹ bên dưới. Ngoài ra main còn được trang bị đèn led RGB giúp main luôn nổi bật trong case.
Main được trang bị đèn báo lỗi và màn hình hiện mã code lỗi giúp người dùng dễ dàng chẩn đoán lỗi. Dưới đó là nút nguồn và nút reset cũng được Asus trang bị cho dòng sản phẩm này.
Ram Gskill Sniper X 16GB bus 3400
Card đồ họa PowerColor RX5700 Red Devil với thiết kế 3 quạt, tản nhiệt lớn và ngoại hình đậm chất game thủ.
Tiếp theo mình sẽ gắn tất cả linh kiện trên với nhau và khởi động hệ thống. Trước khi vào các bài test hiệu năng thì mình sẽ bật tính năng A-XMP của AMD lên để tăng bus ram lên 3400 trong Bios. Phiên bản Bios mình sử dụng trong bài test là AGESA 1.0.0.3ABBA, Driver chipset và driver card đồ họa mới nhất hiện tại.
II – Hiệu năng
CPU-Z
CPU-Z là phần mềm miễn phí tập hợp thông tin trên một số thiết bị chính trong hệ thống của bạn như: Tên bộ xử lý và số, tên mã, quy trình, gói, mức bộ đệm. Mainboard và chipset… Ngoài ra CPU-Z cũng có bộ chấm điểm CPU và so sánh hiệu năng với các CPU khác giúp người dùng thấy được khả năng của CPU mà họ đang sử dụng.
Trước khi bật A-XMP
_ Single Thread: 507.3
_ Multi Thread: 3942.3
Sau khi bật A-XMP
_ Single Thread: 518.9
_ Multi Thread: 4090.2
Cinebench R15:
Trước khi bật A-XMP
_ Single Core: 200 cb
_ CPU: 1591 cb
_ GPU: 141.33 fps
Sau khi bật A-XMP
_ Single Core: 201 cb
_ CPU: 1606 cb
_ GPU: 161.31 fps
Cinebench R20:
Bản cập nhật mới nhất của Cinebench có nhiều cải tiến hơn so với bản cũ. Cinebench R20 sử dụng bài thử nghiệm phức tạp hơn, đánh giá chính xác hơn hiệu năng của những CPU hiện đại sau này. Cải thiện độ chính xác điểm chuẩn cho các CPU hiện tại cũng như tương lai.
Trước khi bật A-XMP
Điểm CPU: 3635 pts
Điểm CPU Single Core: 499 pts
Sau khi bật A-XMP
Điểm CPU: 3655 pts
Điểm CPU Single Core: 497 pts
Vray Benchmark
Trước khi bật A-XMP
Phần mềm chấm điểm CPU sử dụng trong việc render hình ảnh. Thời gian để hoàn thành công việc của Ryzen 7 3600X là 1 phút 30 giây và RX 5700 là 1 phút 13 giây
Sau khi bật A-XMP
Phần mềm chấm điểm CPU sử dụng trong việc render hình ảnh. Thời gian để hoàn thành công việc của Ryzen 7 3600X là 1 phút 29 giây và RX 5700 là 1 phút 12 giây
Corona Benchmark
Cũng là một trong những phần mềm đánh giá sức mạnh của CPU thông qua việc render hình ảnh.
Trước khi bật A-XMP, thời gian để hoàn thành công việc là 2 phút 33 giây và tốc độ xử lý là 3.171.890 Rays/giây.
Sau khi bật A-XMP, thời gian để hoàn thành công việc là 2 phút 20 giây và tốc độ xử lý là 3.447.890 Rays/giây
3DMark:
Phần mềm này sẽ giúp người dùng có thể kiểm tra được hiệu năng xử lý 3D của máy tính chơi game.
Fire Strike
Fire Strike sử dụng để chấm điểm máy tính chơi game dựa trên nền tảng API DirectX 11. Fire Strike bao gồm 2 bài test đồ họa, 1 bài test vật lý và kết hợp cả 2 bài test để chấm điểm CPU, GPU trong trạng thái làm việc hết công suất.
Trước khi bật A-XMP
Điểm tổng: 20314
Điểm đồ họa: 23978
Điểm vật lý: 19594
Sau khi bật A-XMP
Điểm tổng: 20352
Điểm đồ họa: 24105
Điểm vật lý: 19564
Fire Strike Extreme
Fire Strike Extreme được thiết kế để đánh giá hiệu năng của hệ thống sử dụng đa card đồ họa và các phần cứng mới trong tương lai. Fire Strike Extreme sẽ render hình ảnh ở độ phân giải 2K, phù hợp với thị trường game ở thời điểm hiện tại.
Trước khi bật A-XMP
Điểm tổng: 10647
Điểm đồ họa: 11552
Điểm vật lý: 19172
Sau khi bật A-XMP
Điểm tổng: 10699
Điểm đồ họa: 11571
Điểm vật lý: 19892
Fire Strike Ultra
Cao hơn Fire Strike Extreme, Fire Strike Ultra dùng để đánh giá khả năng đáp ứng chơi game 4K của máy tính. Bài test sẽ render hình ảnh ở độ phân giải 4K để chấm điểm hệ thống.
Trước khi bật A-XMP
Điểm tổng: 5787
Điểm đồ họa: 5862
Điểm vật lý: 19292
Sau khi bật A-XMP
Điểm tổng: 5797
Điểm đồ họa: 5866
Điểm vật lý: 19691
Time Spy
Time Spy sử dụng nền tảng API DirectX 12 để chấm điểm hệ thống Gaming trên Windows 10. Bài test sẽ render hình ảnh ở độ phân giải 2K để chấm điểm hệ thống.
Trước khi bật A-XMP
Điểm tổng: 7814
Điểm đồ họa: 8039
Điểm CPU: 6745
Sau khi bật A-XMP
Điểm tổng: 7912
Điểm đồ họa: 7997
Điểm CPU: 7465
PCMark 10
Để test hiệu năng của hệ thống trong việc xử lý các tác vụ văn phòng, mở ứng dụng duyệt web, hình ảnh, thiết kế thì mình sẽ sử dụng phần mềm PCMark 10.
Trước khi bật A-XMP
Điểm tổng: 5857
Essentials (Web, Video Conferencing, Startup): 8809
Productivity (Office, Spreadsheet, Writing): 7490
Digital Content Creation (Photo Editing, Video Editing, Render): 8264
Sau khi bật A-XMP
Điểm tổng: 6090
Essentials (Web, Video Conferencing, Startup): 8955
Productivity (Office, Spreadsheet, Writing): 7705
Digital Content Creation (Photo Editing, Video Editing, Render): 8884
Aida64 Benchmark
AIDA64 thực hiện một tập hợp các điểm chuẩn 64 bit để đo tốc độ máy tính thực hiện các tác vụ xử lý dữ liệu và tính toán toán học khác nhau. Bộ nhớ đa luồng và điểm chuẩn bộ nhớ cache có sẵn để phân tích băng thông và độ trễ RAM của hệ thống.
Trước khi bật A-XMP
Sau khi bật A-XMP
III – Hiệu năng game
Assassin's Creed Odyssey
Thuộc series game Assassin’s Creed đình đám do Ubisoft phát triển, Assassin's Creed Odyssey vừa được phát hành trong tháng 10/2018. Assassin's Creed Odyssey là game hành động nhập vai mà người chơi sẽ hóa thân thành lính đánh thuê thời La Mã với cốt truyện cực kỳ hấp dẫn. Game này mình sẽ để mức setting là High và độ phân giải Quad HD.
Trước khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình trong game là 63 FPS, thấp nhất là 27 FPS, cao nhất là 98 FPS
Sau khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình trong game là 71 FPS, thấp nhất là 16 FPS, cao nhất là 109 FPS
Strange Brigade
Lấy bối cảnh miền hoang dã của châu Phi tại khu vực nằm dưới sự cai trị của Đế quốc Anh vào thập niên 30 của thế kỷ trước, Strange Brigade sẽ đưa người chơi vào cuộc chiến chống lại các thế lực siêu nhiên bí hiểm tại một vùng đất vô cùng bí ẩn. Strange Brigade là một game bắn súng góc nhìn người thứ ba. Trong game, người chơi chiến đấu chống lại những kẻ thù thần thoại khác nhau và giải những câu đố. Trong game mình sẽ để mức setting Ultra và độ phân giải Quad HD
Trước khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình là 108 FPS
Sau khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình là 109 FPS
Far Cry 5
Thuộc series game đình đám, Far Cry 5 là game hành động bắn súng góc nhìn thứ nhất với hình ảnh khá đẹp mắt và đòi hỏi cấu hình khá cao. Mình sẽ để Setting ở mức Ultra và độ phân giải Quad HD.
Trước khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình của game là 85 FPS, thấp nhất 70 FPS, cao nhất là 100 FPS.
Sau khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình của game là 91 FPS, thấp nhất 80 FPS, cao nhất là 110 FPS.
Borderlands 3
Borderlands 3 là một trò chơi video bắn súng góc nhìn thứ nhất hành động nhập vai được phát triển bởi Gearbox Software và được phát hành bởi 2K Games. Đây là phần tiếp theo của Borderlands 2 năm 2012, và là mục chính thứ tư trong loạt Borderlands. Trong game mình sẽ để setting High và độ phân giải Quad HD
Trước khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình trong game là 58.45 FPS.
Sau khi bật A-XMP
Mức khung hình trung bình trong game là 61.24 FPS
Gear 5
Gears 5 là một trò chơi video bắn súng góc nhìn thứ ba được phát triển bởi The Coalition và được Xbox Game Studios phát hành cho Microsoft Windows và Xbox One. Đây là phần thứ sáu của loạt game Gears of War. Ở game này mình sẽ để thiết lập Ultra và độ phân giải Quad HD.
Trước khi bật A-XMP
_GPU Framerate: 73.7 FPS
_CPU Framerate: 247.4 FPS
Sau khi bật A-XMP
_GPU Framerate: 74.5 FPS
_CPU Framerate: 318.4 FPS
Tom Clancy's The Division 2
Tom Clancy's The Division 2 là một trò chơi video nhập vai hành động trực tuyến được phát triển bởi Massive Entertainment và được phát hành bởi Ubisoft. Phần tiếp theo của Tom Clancy's The Division, lấy bối cảnh ở Washington, D.C. Với game này mình sẽ để mức setting là Ultra và độ phân giải Quad HD.
Trước khi bật A-XMP
_Điểm benchmark: 4880
_Mức khung hình trung bình: 54 FPS
Sau khi bật A-XMP
_Điểm benchmark: 5293
_Mức khung hình trung bình: 59 FPS
Battlefield V
Battlefield V là một trò chơi video bắn súng góc nhìn thứ nhất được phát triển bởi EA DICE và được phát hành bởi Electronic Arts. Battlefield V là phần thứ mười sáu trong loạt Battlefield. Nó được phát hành trên toàn thế giới. Trong game mình sẽ để mức thiết lập cấu hình là High và độ phân giải là Quad HD.
Trước khi bật A-XMP
Frames: 25308 - Time: 274687ms - Avg: 92.134 - Min: 70 - Max: 123
Sau khi bật A-XMP
Frames: 27898 - Time: 292719ms - Avg: 95.306 - Min: 65 - Max: 133
IV – Kết luận
Ở mức bus RAM 3400MHz hệ thống được tối ưu hiệu năng và cho kết quả cao hơn so với mặc định. Tùy vào ứng dụng và game mà mức chênh lệch hiệu năng sẽ khác nhau. Qua bài test trên chúng ta đã thấy được những ưu điểm sau khi ép xung RAM trên CPU Ryzen 3600X nói riêng và CPU Ryzen 3000 series nói chung. Nếu bạn đã sở hữu chiếc máy tính có sử dụng CPU AMD Ryzen 3000 series hay đang có ý định mua dòng sản phẩm này thì đừng quên chọn cho mình một kit RAM bus cao để đạt được tối đa hiệu năng nhé.
Bài viết bạn có thể quan tâm
Trending topics
Bài xem nhiều
xuất hiện android 8.0 oreo beta cho nokia 5, cập nhật nhiều tính năng mới, sửa lỗi đa nhiệm
27 TH12 17 - 6 năm trước
lg ra mắt máy chiếu 4k hdr, có thể chiếu lên tường với kích thước 150 inch
05 TH01 18 - 6 năm trước
Mới tham gia eSports, nên chọn cấu hình nào?
28 TH03 24 - 5 tháng trước
NHẬN AVATAR: FRONTIERS OF PANDORA VỚI LAPTOP CẤU HÌNH AMD
30 TH11 23 - 9 tháng trước
giải phóng sức mạnh của gpu amd radeon ™ với radeon ™ adrenalin 2019 edition mới
14 TH10 21 - 2 năm trước