sapphire pulse rx 5500 xt 4g – đánh giá gaming gear
Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G – Như đã “bật mí” từ cách đây không lâu, “đội đỏ” AMD lại sắp cho ra mắt dòng sản phẩm card đồ họa hoàn toàn mới với tên mã Navi 14 và tên gọi RX 5500, thế nhưng phải đến tận hôm nay 12/12, hãng mới chính thức cho ra mắt các sản phẩm của mình ở các thị trường.
Trái với “thông lệ” ra mắt các sản phẩm tham chiếu (reference) trước khi giới thiệu các phiên bản do các bên sản xuất thiết kế riêng, trong lần ra mắt này, gần như các hãng sản xuất đều tung ra sản phẩm của mình sử dụng chip xử lý đồ họa tầm trung đời mới này.
Sau một phen “cù cưa”, người viết cũng đã nhận được một phiên bản hàng mẫu đến từ nhà sản xuất Sapphire Tech, một trong những hãng sản xuất trung thành lâu đời của “đội đỏ” có trụ sở ở Hồng Kông, với tên gọi Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G.
Đây là phiên bản mang tính chất “xâm lược” nhất của Sapphire Tech khi mức giá bán công bố tại thị trường quốc tế chỉ ở mức 169USD, thậm chí còn “mềm” hơn các “chủ lực tầm trung” RX 590 mà AMD vẫn đang bán ra thị trường hiện nay, đủ sức “đè bẹp” bất cứ đối thủ nào khác về mức giá trong phân khúc đầy “béo bở” này.
Đây có phải là sản phẩm card đồ họa đáng mong đợi của người dùng phổ thông?
SAPPHIRE PULSE RX 5500 XT 4G – SỨC MẠNH ẤN TƯỢNG TRONG TẦM GIÁ
Được sản xuất với kiến trúc RDNA đời mới trên dây chuyền công nghệ 7nm tiên tiến, các chip đồ họa dòng Navi 14 có thể xem như một “con cờ” quan trọng của AMD nhằm chiếm lĩnh phân khúc tầm trung đầy sôi động, và thực sự, sức mạnh của sản phẩm cũng đủ làm thỏa mãn bất kỳ người dùng tầm trung khó tính nào.
Ấn tượng đầu tiên mà Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G đem lại là vô cùng đơn giản với hai quạt tản nhiệt cỡ vừa đi cùng với “mặt nạ” nhựa cứng đơn giản, mang “hơi hướm” của các dòng sản phẩm cũ nhiều năm trước đây hơn là một sản phẩm ra mắt vào năm 2019.
Tuy đơn giản, nhưng Sapphire Tech cũng chịu khó “trang bị” cho sản phẩm một tấm “áo giáp lưng” gọn nghẹ, mang tính chất trang trí nhiều hơn giá trị bảo vệ chống cong, oằn bo mạch, do bộ tản nhiệt của sản phẩm cũng chỉ ở mức khiêm tốn, không quá nặng nề so với những bộ tản nhiệt của các đối thủ trong cùng phân khúc.
Được trang bị chip xử lý đồ họa RX 5500 XT mạnh mẽ nhất trong nhóm các chip Navi 14 và 4GB bộ nhớ GDDR6, Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G sở hữu sức mạnh đáng kinh ngạc trong phân khúc card đồ họa phổ thông khi dễ dàng đạt được 12,374 điểm trong phép thử 3DMark Fire Strike, cao hơn 10% so với các phiên bản GTX 1660, nhưng thua Gigabyte GTX 1660 Super Gaming OC 6G khoảng 20% điểm số.
Ở phép thử dựng hình bằng DirectX12 trên 3DMark Time Spy, hệ thống đạt 5,065 điểm, khá đủ để “cân” các game hạng nặng ở độ phân giải 1080p, bỏ xa các sản phẩm RX 590 “chủ lực trong phân khúc tầm trung” hiện giờ của “đội đỏ” đến gần 15%.
Đến với các phép thử game thực tế, có thể thấy Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình, trở thành một vị “vua mới” cho phân khúc tầm trung khi có thể giải quyết “nuột” các game hạng nặng hiện nay ở độ phân giải 1080p.
Vấn đề lớn nhất của đấu sĩ đến từ Sapphire so với các sản phẩm phân khúc cao hơn vẫn là “thiếu thốn” đôi chút RAM đồ họa khi chỉ sở hữu có 4GB GDDR6, chính vì thế ở một số game đòi hỏi nhiều RAM như Assasin’s Creed Odyssey hay Shadow of the Tomb Raider, tốc độ xử lý trung bình bị kéo tụt xuống đến mức gần 30% so với phiên bản GTX 1660 Super thay vì chỉ 15% đến 20% như trên các phép thử 3DMark.
Nghiêm trọng nhất là với game Total War: Three Kingdoms, với thiết lập lượng lính ở mức Extreme, game “ăn” tới gần 6GB RAM, phải “mượn” nhờ chút đỉnh từ RAM hệ thống, đẩy xa khoảng cách với GTX 1660 Super lên đến gần 35%.
Qua đó có thể thấy phiên bản 8GB RAM có mức giá 199USD sẽ là một sự lựa chọn hợp lý hơn cho các game thủ đam mê các game nặng sở hữu môi trường mở với nhiều chi tiết phức tạp, còn với phiên bản đang thử nghiệm phù hợp hơn với các phòng net hay những người đam mê các game thi đấu eSports.
Trên một số game khác như Far Cry 5 hay Battlefield V vốn “ăn” ít RAM đồ họa hơn, chỉ vào khoảng xấp xỉ 4GB thì khoảng cách giữa Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G và phiên bản card đồ họa NVIDIA GTX 1660 Super bị “kéo gần” lại đáng kể.
Trong “cuộc đua” này, phiên bản Gigabyte GTX 1650 Gaming OC 4G có mức giá rẻ hơn đôi chút bị bỏ lại phía sau một khoảng rất xa, và nếu như “đội xanh” NVIDIA không giảm giá các sản phẩm này, dòng card đồ họa GTX 1650 sẽ nhanh chóng rơi ra khỏi cuộc đua tầm trung đầy sôi động.
Nhìn chung, Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G là một sản phẩm rất mạnh, nhưng lại sở hữu mức giá cũng rất mềm, đủ sức “tung hoành” trong phân khúc card đồ họa tầm trung và đủ sức “cân” tất cả các game ở mức thiết lập cao nhất với độ phân giải 1080p.
SAPPHIRE PULSE RX 5500 XT 4G – TẢN NHIỆT KHÔNG HIỆU QUẢ
Là một sản phẩm cực kỳ mạnh mẽ, sở hữu mức giá vô cùng tốt trong phân khúc tầm trung, thế nhưng phiên bản thử nghiệm của Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G mà người viết nhận được gặp phải vấn đề về nhiệt khá nghiêm trọng.
Khi thử nghiệm với chương trình Furmark, nhiệt độ nhanh chóng tăng vọt lên đến mức 90 độ C, và sau đó dễ dàng bị “kéo” lên đến mức 92 độ trước khi bị chương trình kéo giảm xung nhịp xuống mức thấp để “cố giữ” nhiệt độ ở mức 90 độ C, điều này làm cho quá trình trải nghiệm game trở nên dễ gây giật, lag khi chơi game trong thời gian dài.
Vẫn chưa rõ ràng đây là lỗi của riêng sản phẩm mẫu mà người viết nhận được (sản phẩm mới nguyên đai nguyên kiện), hay là lỗi chung về thiết kế của cả dòng card, thế nhưng cảm nhận ban đầu của người viết về các mẫu card đồ họa sử dụng chip RX 5500 XT đến từ một số nhà sản xuất khác vẫn là nhiệt độ khá cao, vì vậy người dùng cần cân nhắc thêm các biệt pháp tản nhiệt ngoài và “thông khí” cho thùng máy.
Người viết sẽ chờ đợi các phiên bản thử nghiệm khác để đưa ra đánh giá lại về vấn đề nhiệt độ này của dòng sản phẩm Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G trong thời gian tới.
Cập nhật 1 (13/12): Sau khi kiểm tra lại các mẫu sản phẩm khác cũng thuộc về dòng sản phẩm Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G, mức nhiệt độ đo được tối đa qua phép thử Furmark ở mức 88 độ C, chưa “chạm ngưỡng” để GPU phải tự giới hạn xung nhịp xuống (throttle), nên người chơi sẽ không gặp phải vấn đề giật, lag khi chơi trong thời gian dài. Do vậy, sản phẩm này không bị mất 1 điểm trong phần tổng kết ở mục hoạt động quá nhiệt. Người viết xin phép sửa điểm số từ mức 7.0 trước đây lên mức 8.0. Dù vậy, đây vẫn là một mức nhiệt rất cao, đáng lo ngại trong các dòng sản phẩm card đồ họa hiện nay.
Cập nhật 2 (13/12): Theo thông báo chính thức từ nhà phân phối, sản phẩm có mức giá là 5.2 triệu đồng. Mức giá này tương đương các mẫu GTX 1650 trước đây như dự kiến.
Trái với “thông lệ” ra mắt các sản phẩm tham chiếu (reference) trước khi giới thiệu các phiên bản do các bên sản xuất thiết kế riêng, trong lần ra mắt này, gần như các hãng sản xuất đều tung ra sản phẩm của mình sử dụng chip xử lý đồ họa tầm trung đời mới này.
Sau một phen “cù cưa”, người viết cũng đã nhận được một phiên bản hàng mẫu đến từ nhà sản xuất Sapphire Tech, một trong những hãng sản xuất trung thành lâu đời của “đội đỏ” có trụ sở ở Hồng Kông, với tên gọi Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G.
Đây là phiên bản mang tính chất “xâm lược” nhất của Sapphire Tech khi mức giá bán công bố tại thị trường quốc tế chỉ ở mức 169USD, thậm chí còn “mềm” hơn các “chủ lực tầm trung” RX 590 mà AMD vẫn đang bán ra thị trường hiện nay, đủ sức “đè bẹp” bất cứ đối thủ nào khác về mức giá trong phân khúc đầy “béo bở” này.
Đây có phải là sản phẩm card đồ họa đáng mong đợi của người dùng phổ thông?
SAPPHIRE PULSE RX 5500 XT 4G – SỨC MẠNH ẤN TƯỢNG TRONG TẦM GIÁ
Được sản xuất với kiến trúc RDNA đời mới trên dây chuyền công nghệ 7nm tiên tiến, các chip đồ họa dòng Navi 14 có thể xem như một “con cờ” quan trọng của AMD nhằm chiếm lĩnh phân khúc tầm trung đầy sôi động, và thực sự, sức mạnh của sản phẩm cũng đủ làm thỏa mãn bất kỳ người dùng tầm trung khó tính nào.
Ấn tượng đầu tiên mà Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G đem lại là vô cùng đơn giản với hai quạt tản nhiệt cỡ vừa đi cùng với “mặt nạ” nhựa cứng đơn giản, mang “hơi hướm” của các dòng sản phẩm cũ nhiều năm trước đây hơn là một sản phẩm ra mắt vào năm 2019.
Tuy đơn giản, nhưng Sapphire Tech cũng chịu khó “trang bị” cho sản phẩm một tấm “áo giáp lưng” gọn nghẹ, mang tính chất trang trí nhiều hơn giá trị bảo vệ chống cong, oằn bo mạch, do bộ tản nhiệt của sản phẩm cũng chỉ ở mức khiêm tốn, không quá nặng nề so với những bộ tản nhiệt của các đối thủ trong cùng phân khúc.
Được trang bị chip xử lý đồ họa RX 5500 XT mạnh mẽ nhất trong nhóm các chip Navi 14 và 4GB bộ nhớ GDDR6, Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G sở hữu sức mạnh đáng kinh ngạc trong phân khúc card đồ họa phổ thông khi dễ dàng đạt được 12,374 điểm trong phép thử 3DMark Fire Strike, cao hơn 10% so với các phiên bản GTX 1660, nhưng thua Gigabyte GTX 1660 Super Gaming OC 6G khoảng 20% điểm số.
Ở phép thử dựng hình bằng DirectX12 trên 3DMark Time Spy, hệ thống đạt 5,065 điểm, khá đủ để “cân” các game hạng nặng ở độ phân giải 1080p, bỏ xa các sản phẩm RX 590 “chủ lực trong phân khúc tầm trung” hiện giờ của “đội đỏ” đến gần 15%.
Đến với các phép thử game thực tế, có thể thấy Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình, trở thành một vị “vua mới” cho phân khúc tầm trung khi có thể giải quyết “nuột” các game hạng nặng hiện nay ở độ phân giải 1080p.
Vấn đề lớn nhất của đấu sĩ đến từ Sapphire so với các sản phẩm phân khúc cao hơn vẫn là “thiếu thốn” đôi chút RAM đồ họa khi chỉ sở hữu có 4GB GDDR6, chính vì thế ở một số game đòi hỏi nhiều RAM như Assasin’s Creed Odyssey hay Shadow of the Tomb Raider, tốc độ xử lý trung bình bị kéo tụt xuống đến mức gần 30% so với phiên bản GTX 1660 Super thay vì chỉ 15% đến 20% như trên các phép thử 3DMark.
Nghiêm trọng nhất là với game Total War: Three Kingdoms, với thiết lập lượng lính ở mức Extreme, game “ăn” tới gần 6GB RAM, phải “mượn” nhờ chút đỉnh từ RAM hệ thống, đẩy xa khoảng cách với GTX 1660 Super lên đến gần 35%.
Qua đó có thể thấy phiên bản 8GB RAM có mức giá 199USD sẽ là một sự lựa chọn hợp lý hơn cho các game thủ đam mê các game nặng sở hữu môi trường mở với nhiều chi tiết phức tạp, còn với phiên bản đang thử nghiệm phù hợp hơn với các phòng net hay những người đam mê các game thi đấu eSports.
Trên một số game khác như Far Cry 5 hay Battlefield V vốn “ăn” ít RAM đồ họa hơn, chỉ vào khoảng xấp xỉ 4GB thì khoảng cách giữa Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G và phiên bản card đồ họa NVIDIA GTX 1660 Super bị “kéo gần” lại đáng kể.
Trong “cuộc đua” này, phiên bản Gigabyte GTX 1650 Gaming OC 4G có mức giá rẻ hơn đôi chút bị bỏ lại phía sau một khoảng rất xa, và nếu như “đội xanh” NVIDIA không giảm giá các sản phẩm này, dòng card đồ họa GTX 1650 sẽ nhanh chóng rơi ra khỏi cuộc đua tầm trung đầy sôi động.
Nhìn chung, Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G là một sản phẩm rất mạnh, nhưng lại sở hữu mức giá cũng rất mềm, đủ sức “tung hoành” trong phân khúc card đồ họa tầm trung và đủ sức “cân” tất cả các game ở mức thiết lập cao nhất với độ phân giải 1080p.
SAPPHIRE PULSE RX 5500 XT 4G – TẢN NHIỆT KHÔNG HIỆU QUẢ
Là một sản phẩm cực kỳ mạnh mẽ, sở hữu mức giá vô cùng tốt trong phân khúc tầm trung, thế nhưng phiên bản thử nghiệm của Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G mà người viết nhận được gặp phải vấn đề về nhiệt khá nghiêm trọng.
Khi thử nghiệm với chương trình Furmark, nhiệt độ nhanh chóng tăng vọt lên đến mức 90 độ C, và sau đó dễ dàng bị “kéo” lên đến mức 92 độ trước khi bị chương trình kéo giảm xung nhịp xuống mức thấp để “cố giữ” nhiệt độ ở mức 90 độ C, điều này làm cho quá trình trải nghiệm game trở nên dễ gây giật, lag khi chơi game trong thời gian dài.
Vẫn chưa rõ ràng đây là lỗi của riêng sản phẩm mẫu mà người viết nhận được (sản phẩm mới nguyên đai nguyên kiện), hay là lỗi chung về thiết kế của cả dòng card, thế nhưng cảm nhận ban đầu của người viết về các mẫu card đồ họa sử dụng chip RX 5500 XT đến từ một số nhà sản xuất khác vẫn là nhiệt độ khá cao, vì vậy người dùng cần cân nhắc thêm các biệt pháp tản nhiệt ngoài và “thông khí” cho thùng máy.
Người viết sẽ chờ đợi các phiên bản thử nghiệm khác để đưa ra đánh giá lại về vấn đề nhiệt độ này của dòng sản phẩm Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G trong thời gian tới.
Cập nhật 1 (13/12): Sau khi kiểm tra lại các mẫu sản phẩm khác cũng thuộc về dòng sản phẩm Sapphire Pulse RX 5500 XT 4G, mức nhiệt độ đo được tối đa qua phép thử Furmark ở mức 88 độ C, chưa “chạm ngưỡng” để GPU phải tự giới hạn xung nhịp xuống (throttle), nên người chơi sẽ không gặp phải vấn đề giật, lag khi chơi trong thời gian dài. Do vậy, sản phẩm này không bị mất 1 điểm trong phần tổng kết ở mục hoạt động quá nhiệt. Người viết xin phép sửa điểm số từ mức 7.0 trước đây lên mức 8.0. Dù vậy, đây vẫn là một mức nhiệt rất cao, đáng lo ngại trong các dòng sản phẩm card đồ họa hiện nay.
Cập nhật 2 (13/12): Theo thông báo chính thức từ nhà phân phối, sản phẩm có mức giá là 5.2 triệu đồng. Mức giá này tương đương các mẫu GTX 1650 trước đây như dự kiến.