wowtech.vn wowtech.vn

©2021 wowtech.vn. All rights reserved

ryzen 5 2600x - không ngại game khủng, giá cả phải chăng

ASUS gần như đã lột mình hoàn toàn với dòng mainboard mới của mình trong năm 2018 với những đường nét thiết kế mới độc đáo và không kém phần cuốn hút, nổi bật là những mainboard dòng ROG Strix với những dòng chữ được in thẳng xuống bề mặt của bo mạch chỉ cả trước lẫn sau, mới nhất có thể kể đến bo mạch ROX Strix X470-F GAMING dòng bo mạch chạy thế hệ Ryzen mới nhất từ AMD, hội tụ những c6ng nghệ mới nhất của ASUS và tối ưu cho dòng CPU mới Ryzen đến rừ AMD giúp bạn có thể thoải mái ép xung cùng với sự ổn định tuyệt đối khi sử dụng trong thời gian dài,



Để tìm hiểu kỹ hơn sản phẩm mình sẽ test sản phẩm với CPU AMD Ryzen 2600X một trong những CPU hứa hẹn sẽ kế thừa dòng sản phẩm 1600X từ thế hệ trước với hiệu năng cao cùng giá thành cực kỳ dễ chịu.

I - Unbox

Sản phẩm thuộc dòng ROG Strix nên chúng ta sẽ thấy logo ROG ngay góc trên bên trái của sản phẩm ngoài ra tổng thể của hộp cũng toát lên phong ca1hc thiết kế rất riêng của dòng ROG Strix với tông màu đen chủ đạo. Bên dưới cùng của hộp là những chứng nhận tương thích hỗ trợ những công nghệ đang được tích hợp trên main và riêng đây là mainboard x470 từ AMD nên chúng ta sẽ có thêm cả logo hỗ trợ Ryzen thế hệ 2 từ AMD.



Phía sau hộp sản phẩm sẽ có thêm nhiều thông số của riêng mainboard như mai nhiêu cổng hỗ trợ những gì và ASUS cũng không quên làm nổi bật những thiết kế riêng đặc trưng mà dòng sản phẩm.



Đi kèm sản phẩm là rất nhiều phụ kiện như cầu SLI, dây Sata, dây nối dài RGB, CD Driver, và không thể thiếu trong các hộp của dòng strix là 1 bộ sticker và 1 thẻ treo cửa.



Riêng về thiết kế thì lần này ASUS thiết kế mainboard khá đẹp mặt với phần che cho IO, kết hợp cùng khe M2 và tản nhiệt cho chípset phía dưới tạo thành 1 khối gần như liền nhau đi suốt main.



Thiết kế phase nguồn 4 phase đôi cho CPU và 2 phase đơn kèm 2 tụ lọc ổn định cho SoC giúp CPU hoạt động ổn định hơn. Tổng thể thiết kế quanh khu vực CPU theo nhận xét của mình là đẹp nhẹ nhàng.



Phần nguồn CPU cũng bình thường với 8pin nguồn cho CPU.



Ngay kế bên phẩn tản cho phase nguồn CPU là 2 cổng quạt cho CPU, phần RAM ở đây có 4 slot như các main ATX khác.



Ngay cạnh phần gắn RAM là 4 đèn tính hiệu để chu1g ta dễ dàng biết mainboard chúng ta đang boot tới đâu và nếu xảy ra lỗi chúng ta ta cũng đẽ dàng biết được lỗi từ phần nào, RAM, CPU, VGA hay do phần mềm.



Thấp xuống phía dưới chúng ta có 1 cổng USB ngay bên trong main phần này sẽ hỗ trợ khá nhiều cho những bạn dùng case dạng bechtable hoặc những case hỗ trợ cổng USB Type-C có cổng ở phía trước thì chúng ta sẽ gắn thông qua cổng này.


Phần tản chipset lần này được ASUS trau chuốt khá nhiều với thiết kế hoàn toàn mới so với các phiên bản trước đây với rất nhiều chữ trên bề mặt tản mà ASUS gọi là CYBER-TEXT PATTERN, ở mainboard X470 lần này thì các chữ trên bề mặt dc làm bóng dạ sáng.



Nhìn ở góc này thì bạn có thể thấy rõ hơn về chất liệu làm nên những chữ trên mặt này.



Tiến vào giữa main sẽ có 6 khe PCI với 3 khe 16x có 2 khe đầu được bọc giáp giúp các khe tăng độ bền khi gồng gánh những card đồ họa lớn.



Ngay trên khe đầu tiên là 1 slot cho M2 kèm cả shield bên trên giúp bạn tăng độ ngầu cũng như giảm nhiệt độ khi ổ M2 dùng.



Phần tản cho M2 này gồm 2 mảnh 1 mảnh đè thẳng lên trên M2 và 1 mảnh nối giữa tản M2 và tản chipset giú tăng thêm khả năng tảng nhiệt cho cả 2 phần chipset và M2.



Trên tản chúng ta có 1 phần nhô ra kèm logo ROG được làm bằng vải đính vào phía dưới của phần tản chipset.



Phần cổ SATA chúng ta sẽ có tất cả 6 cổng phù hợp với tất cả nhu cầu từ nhiều đến ít của mọi người, các cổng đều nằm hướng ngang chứ không dựng đứng giúp tăng độ thẩm mỹ khi đi dây.



ASUS lần này cũng rất ưu ái cho sản phẩm khi trang bị rất nhiều cổng RGB từ trên xuống dưới gồm cả 2 chuẩn Analog và digital LED giúp bạn tăng thêm khả năng thể hiện cá tính ua những màu đèn và hiệu ứng khi sử dụng.



Phía trải của cổng RGB thì chúng ta có thêm nhiều các đầu cắm khá được để sát theo phần dưới của main giúp người dùng dễ dàng giấu đi các dây khi được cắm.




Phần âm thanh, mainboard được trang bị giải pháp âm thanh SupremeFX.



Phần tụ âm thanh được dùng các tụ nhật nichicon cao cấp.



Phần IO mainboard đưa chúng ta khá nhiều cổng lần này xuất hiện cả cổng xuất hình Displayport trên main đây là điểm mình thích khi các CPU Ryzen tích hợp nhân đồ họa của AMD càng ngày càng mạnh, với các cổng DP bạn sẽ dễ dàng xuất ra các màn hình 144Hz dễ dàng hơn.



Phần ngay giữa main ASUS cũng tính hợp thêm các cổng kết nối ngay tại đây gồm có 1 cổng tản nước AIO, 1 đầu RGB 12v và 1 đầu FAN, giúp tối ưu việc đi dây giảm thiểu dây nhợ lòng thòng trong main.



Phần sau của main cũng được sơn in các chữ xuống bề mặt sau giúp mainboard nổi bật cả mặt sau.



Khi hệ thống lên đèn, chúng ta sẽ thấy dãy đèn ROG ngay trên phần che IO, dãy nay là đèn Addressable nên hiệu ứng sẽ khá đẹp mắt khi các màu tuần tự thay đổi chứ không chuyển thẳng toàn bộ đèn từ màu này sang màu khác.





II - Hiệu năng :

Như phần trên mình đã nói thì để test main lần này thì mình sẽ dùng CPU Ryzen 2 2600X



Toàn bộ hệ thống test:



CPU-Z: 3701 điểm



wPrime :
- 3M : 9.5s
- 1024M : 301.7s



Cinebech: 1332 điểm



V-Ray : 1 phút 39 giây



Unigine Valley Bechmark : 3170 điểm



Corona 1.3 : 2 phút 54 giây



3DMark : 17186 điểm



PCMark10 : 4937 điểm



III - Hiệu năng game :

Game mình sẽ test toàn bộ ở mức đồ họa high cùng với độ phân giải Full HD, card mình sử dụng dùng để test là ROG Strix VEGA 56

Tom Clancy's Ghost Recon Wildland :



Tom Clancy's The Division :



Assassin's Creed Origins :





Total War: WARHAMMER II :



For Honor :



Rise of the Tomb Raider :



IV - Ép xung

Do hệ thống đã tối ưu khá tốt cho CPU nên khi mình éo xung lên mức 4.0 GHz cũng không mạnh hơn lắm so với khi chạy bình thường nên mình sẽ kéo từ 3.6 Ghz khi chạy bình thường lên mức 4.15Ghz dây là mức dễ lên với đại đa số CPU

Điểm CPU Z từ 3.701 lên mức 3.871 điểm : điểm tăng lên 200 điểm so với mức mặc định



Còn ở phép test Cinebech thì mức điểm tăng lên từ 1332 điểm lên mức 1419 điểm, tăng gần 100 điểm so với mức cũ.



IV - Kết luận :

QUa các phép test AMD Ryzen 5 2600X đã cho chúng ta thấy sức mạnh không chỉ những phép render nặng mà cả những bài test về gaming thì chúng ta cũng thấy được mức điểm cao khá nhiều so với thế hệ cũ, qua đó phần nào chúng ta cũng thấy được sư tối ưu khá tốt của AMD giành cho thế hệ x470.

Về phần mainboard thì ở thế hệ này ASUS cũng rất chăm chút sản phẩm cả về thiết kế lần hiệu năng đặc biệt là các cổng cắm dây trên main được thiết kế tối ưu giúp bạn đi dây dễ dàng bót đi khá nhiều dây nhợ bên trong thùng máy.