AMD Ryzen Threadripper 7000 Series - Đáp ứng mọi nhu cầu người dùng chuyên nghiệp
Trong thế giới công việc kỹ thuật chuyên nghiệp, có rất nhiều ứng dụng cần đến nhiều nhân CPU với sức xử lý mạnh mẽ và lượng bộ nhớ RAM lớn, vượt qua khỏi tầm với của các dòng CPU thương mại thông thường. Đó là lúc mà dòng GPU AMD Ryzen Threadripper thể hiện vai trò của mình.
Dòng sản phẩm Threadripper trước đây là một phiên bản được AMD thiết kế ra nhằm đối đầu với dòng sản phẩm Core i9 của Intel, lúc đó vẫn còn nằm tách biệt với các dòng sản phẩm Core i còn lại, sử dụng với nền tảng chipset Xtreme chuyên dụng dòng X. Thế nhưng kể từ khi “sáp nhập” cùng các mẫu CPU Core i còn lại, dùng chung một nền tảng chipset dòng Z thì dòng CPU cao cấp Threadripper trở thành “một mình một cõi” và gần như là sự lựa chọn duy nhất cho những người dùng chuyên nghiệp hiện nay trong phân khúc nằm giữa các tuỳ chọn thương mại thông thường cho người dùng cuối và phân khúc CPU dòng EPYC dành cho máy chủ. Trong khi đó, các mẫu CPU Intel Xeon W Series rất khó có thể so sánh được về hiệu quả.
Sức mạnh không chỉ đến từ số lượng nhân khổng lồ
Đối với dòng sản phẩm AMD Ryzen Threadripper 7000 Series, thay vì chỉ duy trì duy nhất một dòng sản phẩm Pro Series với 5 SKU (mẫu sản phẩm) như ở thế hệ 5000 Series trước đây, AMD đã chia các CPU của mình thành hai nhóm chính bao gồm dòng Ryzen Threadripper với tên mã dòng X tương tự như các mẫu CPU Ryzen thương mại thông thường, và Ryzen Threadripper Pro với tên mã WX với tổng cộng 9 phiên bản, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng chuyên nghiệp khác nhau.
Mặc dù có thể về số lượng nhân xử lý của cả hai dòng sản phẩm này có phần tương tự nhau, thế nhưng dòng sản phẩm Ryzen Threadripper Pro Series sở hữu nhiều công nghệ hơn để phục vụ cho các hệ thống hiện đại. Chẳng hạn như dòng Ryzen Threadripper chỉ hỗ trợ cấu hình RAM Quad Channe, tối đa 48 làn PCIe 5.0 và 24 làn PCIe 4.0 thì Ryzen Threadripper Pro hỗ trợ cấu hình RAM lên đến Octa Channel (8 kênh) và 128 lane PCIe 5.0.
Cấu hình Quad Channel là một điểm sáng vô cùng ấn tượng đối với AMD Ryzen Threadripper 7000 Pro Series bởi lẽ nó cho phép người dùng nâng tổng dung lượng RAM lên đến 4TB (512GB x 8), đủ sức đóng vai trò một phân vùng lưu trữ độ trễ siêu thấp cho các ứng dụng nhạy với độ trễ. Đó là chưa kể đến với 128 lane PCIe 5.0, người dùng hoàn toàn có thể thiết lập cấu hình sử dụng nhiều card đồ hoạ cho các mục đích như xử lý/huấn luyện tác vụ AI hay dựng hình cao cấp.
Ngoài ba cấu hình cơ bản là 24, 32 và 64 nhân xử lý tương tự dòng Threadripper thông thường, dòng Threadripper 7000 Pro Series còn có các phiên bản 12, 16 và 96 nhân. Trong đó, các cấu hình có lượng nhân xử lý thấp hơn như 7945WX (12 nhân) hay 7955WX (16 nhân) chỉ tương đương các mẫu CPU thương mại như AMD Ryzen 9 9900x và 9950x, nhưng vẫn giữ nguyên 128 làn PCIe 5.0 cho các hệ thống cấu hình nhiều card đồ hoạ hay nhiều ổ lưu trữ tốc độ siêu nhanh cho các tác vụ chuyên nghiệp.
Mặc dù sở hữu lượng nhân xử lý đáng kinh ngạc, mức tiêu thụ điện của dòng CPU AMD Ryzen Threadripper Pro là vô cùng đáng kinh ngạc. Trong những thử nghiệm với phiên bản Ryzen Threadripper Pro 7995WX với 96 nhân thực trên 12 đế xử lý, hệ thống cho thấy CPU chỉ tiêu thụ khoảng 350.1 W điện, nhỉnh hơn 2 lần so với mẫu CPU thương mại AMD Ryzen 9 9950x với 16 nhân mà thôi.
Với 96 nhân xử lý, Ryzen Threadripper Pro 7995WX có thể đạt đến mức điểm số kỷ lục 109,675 điểm trên phép thử dựng hình Cinebench R23 Multi Threaded. Trong khi đó Intel Xeon W9-3495X, mẫu CPU Xeon tiên tiến nhất của Intel, ra mắt cùng năm với 56 nhân chỉ đạt 71,907 điểm mà thôi dù cả hai đều có mức công suất 350W. Hay với thử nghiệm dựng hình Blender 3.6 BMW27, 7995WX hoàn thành bài thử nghiệm chỉ với 18.38s trong khi đó W9-3495X mất đến tận 28.8s cho bài test.
Sự lựa chọn hoàn hảo cho người dùng chuyên nghiệp
Với nhiều cấu hình khác nhau, AMD Ryzen Threadripper 7000 Series sẵn sàng phục vụ cho bất kỳ nhu cầu nào của người dùng chuyên nghiệp. Từ các ứng dụng đòi hỏi số lượng nhân CPU lớn, các ứng dụng nhạy cảm với độ trễ cần lượng RAM khổng lồ thay thế cho giải pháp lưu trữ thông thường, hay các ứng dụng sử dụng nhiều card đồ hoạ mạnh mẽ, bạn sẽ tìm được cho mình phiên bản CPU hợp ý nhất.
Bình luận
Bài viết bạn có thể quan tâm
Tổng hợp các mẫu laptop AI đáng chú ý nhất đầu năm 2025
Bước sang đầu năm 2025, laptop AI không còn là khái niệm xa vời mà đã trở thành một xu hướng công nghệ, hiện diện trong mọi phân khúc từ văn phòng, sáng tạo nội dung đến gaming đỉnh cao.
AMD Ryzen 7 5700G: Trái Tim Mạnh Mẽ và Đáng Tin Cậy Cho Máy Tính Văn Phòng SMB
Trong bối cảnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) tìm kiếm giải pháp máy tính văn phòng hiệu quả, ổn định và tiết kiệm chi phí, AMD Ryzen 7 5700G nổi lên như một lựa chọn đáng cân nhắc. Với sức mạnh xử lý kết hợp cùng bộ xử lý đồ họa tích hợp mạnh mẽ
AMD sẽ tổ chức họp báo trước thềm COMPUTEX 2025
Buổi họp báo trước thềm sự kiện COMPUTEX 2025 của AMD sẽ được trực tiếp và phát trực tiếp sẽ diễn ra vào lúc 10h00 (theo giờ Việt Nam) ngày 21/5/2025, tại Grand Hyatt, Đài Bắc.
Máy tính cá nhân AI: Một sự thay đổi mô hình trong môi trường làm việc hiện đại
Khi AI định hình lại nơi làm việc, các nhà lãnh đạo CNTT đang đứng trước thời điểm quan trọng để đánh giá lại cơ sở hạ tầng PC, giải quyết các nhu cầu về quyền riêng tư đang thay đổi và thống nhất các chiến lược dài hạn cho những bước đi tiếp theo.
AMD Đạt Cột Mốc Silicon Đầu Tiên Trên Quy Trình TSMC N2
AMD cũng thông báo về việc hoàn tất quá trình mang lên và xác thực thành công các sản phẩm CPU AMD EPYC™ thế hệ thứ 5 tại nhà máy sản xuất mới của TSMC ở Arizona, khẳng định cam kết của công ty đối với hoạt động sản xuất tại Hoa Kỳ
Đánh giá ASUS Vivobook 16 M1607KA-MB091WS: AMD Ryzen™ Al 7 350 mạnh cỡ nào?
ASUS Vivobook 16 M1607KA-MB091WS là một mẫu laptop văn phòng cực kỳ đáng chú ý trong phân khúc khoảng 20 triệu đồng nhờ hiệu năng mạnh mẽ với bộ xử lý Ryzen™ Al 7 350 đến từ AMD