amd ryzen threadripper 1920x : xử lý cực mạnh đến từ 24 luồng xử lý
Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến các bạn một CPU của AMD có khả năng đa nhiệm cao, xử lý nhiều công việc một lúc. Con CPU mà mình muốn đề cập ở đây đó là AMD Ryzen Threadripper 1920X. AMD Ryzen Threadripper 1920X có gì đặc biệt? Theo quảng cáo từ AMD thì Ryzen Threadripper có thể đáp ứng được nhiều công việc cùng lúc, đáp ứng tốt nhất với những card đồ họa cao cấp nhất, cho ra những khung hinh mượt mà nhất khi chơi game, … Để kiểm chứng những lời quảng cáo trên, mình sẽ test con CPU này xem nó có đúng như lời đồn từ AMD không nhé.
I - Unbox:
Đầu tiên mình sẽ điểm qua những thông số chính của AMD Ryzen Threadripper 1920X. CPU sở hữu 12 nhân và 24 luồng, xung nhịp mặc định là 3.5GHz, xung nhịp boost tối đa là 4GHz. Bộ nhớ đệm L3 lên đến 32MB. CPU được mở khóa hệ số nhân giúp người dùng có thể ép xung CPU lên những nấc cao hơn. TDP của CPU cũng khá cao 180W nên người dùng cần trang bị một bộ nguồn tốt để bộ máy có thể hoạt động ổn định, lâu dài. Ngoài ra CPU còn hỗ trợ Ram kênh bốn với mức xung nhịp mặc định là 2667MHz, với các mức bus cao hơn người dùng có thể ép xung Ram lên tùy theo nhu cầu.
Trên tay mình là hộp đựng CPU AMD Ryzen Threadripper. Đó là một chiếc hộp nhựa dẻo chắc chắn, xung quanh được bao bọc bằng một khung xốp mềm. Cảm giác đầu tiên khi nhìn vào chiếc hộp thì mình không nghĩ đó là một hộp đựng CPU vì nó khá to và ngoại hình nhìn cũng khá hầm hố như một cái tivi cổ đại thu nhỏ. Mặt trước hộp chúng ta dễ dàng thấy được logo của Ryzen chiếm phần lớn và dòng chữ Threadripper ở dưới. Thật dễ dàng khi nhìn vào hộp chúng ta đã biết ngay đây là CPU Ryzen Threadripper.
Tiếp theo mình mở khung xốp của hộp ra, bên trong khung xốp là một tập sách hướng dẫn, một cái khóa lục giác nhỏ màu cam có tên Threadripper ở cán và 1 khung hỗ trợ cho tản nhiệt nước AIO.
Sau khi tháo hết khung bên ngoài thì mình có được một hộp nhựa như thế này.
Tiếp tục mở hộp ra, bên trong là một khung nhựa với một cái hộp nhỏ cố định CPU ở giữa. AMD đã đóng gói rất kỹ con CPU ở phân khúc cao cấp của mình. Không giống như những CPU phân khúc dưới, AMD không trang bị tản nhiệt kèm theo cho Threadripper. Sở dĩ như vậy là bởi vì Threadripper 1920X có mức TDP khá cao, lên tới 180W nên nếu có kèm theo cũng không đủ khả năng để giải nhiệt cho CPU. Vì vậy người dùng cần phải trang bị một tản nhiệt riêng cho CPU.
Mở hộp nhựa nhỏ ra, CPU hiện phần lưng của nó với thông tin chi tiết.
Khác với các dòng CPU tầm trung, tầm thấp của AMD, Ryzen Threadripper được bao bọc bởi một cái khung màu cam bên ngoài. Mặt tiếp xúc của CPU với main cũng được thiết kế khác biệt so với phân khúc dưới. Khi gắn CPU vào main thì phần khung này sẽ gắn trực tiếp lên giá đỡ CPU của main, cách gắn rất khác so với AMD phân khúc dưới hay CPU của Intel.
CPU AMD Ryzen Threadripper có diện tích khá lớn, đặt cạnh AMD Ryzen 5 1600 mình thấy 2 con CPU này một trời một vực.
Như vậy là đã xong phần giới thiệu ngoại hình, phần tiếp theo mình sẽ đánh giá hiệu năng của CPU AMD Ryzen Threadripper 1920X này.
II - Hiệu năng:
Ở phần test hiệu năng mình sẽ chia ra làm hai phần. Phần đầu mình sẽ test hiệu năng của CPU khi chơi game. Phần thứ hai mình sẽ đánh giá về khả năng đa nhiệm của nó.
Cấu hình test:
- Ashes of the Singularity
Là tựa game chiến thuật, dàn trận đầu tiên sử dụng API DirectX 12 của Microsoft, game có bản đồ khá rộng cùng với hàng trăm, hàng ngàn vật thể xuất hiện cùng lúc trên màn hình. Mỗi vật thể trong game đều có độ chi tiết rất cao, chính vì vậy nó là một trong những tựa game ngốn phần cứng cực nặng. Mình sẽ để thiết lập game ở mức cao nhất là Crazy, độ phân giải Full HD.
Kết quả thu được sau khi benchmark, mức khung hình khi load nặng là 57,5 FPS, bình thường là 69 FPS, trung bình 64,3 FPS. Tổng thể mức khung hình là 63,3 FPS. Với mức khung hình này mình có thể trải nghiệm game mượt mà từ đầu đến cuối.
- Playerunknown’s Battlegrounds
Một tựa game bắn súng fps khá quen thuộc với đại đa số các game thủ Việt Nam hiện nay. Game này cũng yêu cầu một cấu hình tương đối để có thể chơi tốt. Trong game mình sẽ để tất cả các thiết lập ở mức Ultra, độ phân giải Full HD.
Mức khung hình trung bình là 83 FPS. Với setting cao như vậy nhưng Threadripper chỉ phải tiêu tốn một ít hiệu năng và trong quá trình chơi hình ảnh, chi tiết đều rất rõ ràng, khung hình ổn định không bị sụt FPS.
AMD Ryzen Threadripper 1920X có thế mạnh là nhiều nhân, nhiều luồng nên mình sẽ test thử khả năng đa nhiệm của CPU. Đầu tiên mình sẽ thử chạy phần mềm 3DSMax để render V-ray và cùng lúc đó mình sẽ mở thêm một số tác vụ khác.
Trong khi để máy render, hiệu năng CPU được khai thác hết 100% mình mở thêm vài tab web, xem phim 4K và chơi game. Khi cùng lúc làm nhiều việc như vậy, với một cấu hình bình thường máy sẽ bị chậm, đứng và giật nhưng khi chơi game trên cấu hình này, mình thấy mọi thứ hoàn toàn ổn định. Trong quá trình chơi game, đôi khi mình cảm nhận được khung hình bị sụt giảm, nhưng vẫn đủ mượt để mình có thể trải nghiệm.
Tiếp theo mình sẽ mở trình giả lập NOX, đồng thời sẽ chơi game và mở trình duyệt. NOX mình sẽ thiết lập sử dụng 2 nhân của CPU và Ram là 1024MB.
Đầu tiên mình sẽ mở 5 giả lập NOX đang chạy game Lineage Revolution 2, trình duyệt web và game CSGO. Game CSGO mình sẽ để thiết lập ở mức High. Trong khi bật cùng lúc 5 máy ảo, mình vẫn chơi game một cách bình thường. Những pha combat với nhiều hiệu ứng nặng nhưng khung hình vẫn rất ổn định trong khi CPU chỉ sử dụng 50% hiệu năng.
Tiếp theo mình giữ nguyên 5 cửa sổ giả lập, trình duyệt web và bật game PUBG ở chế độ cửa sổ. Setting trong game mình để ở mức Ultra. Mức khung hình trong PUBG khá ổn định, mình vẫn chơi PUBG bình thường trong lúc bật những tác vụ khác. CPU cũng chỉ sử dụng tầm 50% hiệu năng.
Tiếp theo mình sẽ mở cùng lúc 10 cửa sổ NOX đều chạy game Lineage Revolution 2. Sau khi mở 10 cửa sổ NOX lên thì CPU cũng chỉ hoạt động ở mức 50%, do giới hạn ram nên mình không thể mở thêm. Với 10 cửa sổ cùng lúc như vậy mình vẫn có thể điều khiển nhân vật di chuyển một cách mượt mà. Nếu dung lượng ram nhiều hơn mình nghĩ mình có thể mở được khoảng trên 20 cửa sổ NOX mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
III – Kết luận
AMD Ryzen Threadripper sở hữu một sức mạnh đáng nể. Qua những bài test trên mình cảm thấy không có gì có thể làm khó được CPU này. Với người dùng cần đặt ưu tiên về sự đa nhiệm như game thủ chơi nhiều acc game cùng lúc hay làm nhiều công việc cùng lúc như vừa render, vừa duyệt bản vẽ, … thì đây là một trong những lựa chọn khá hoàn hảo.
I - Unbox:
Đầu tiên mình sẽ điểm qua những thông số chính của AMD Ryzen Threadripper 1920X. CPU sở hữu 12 nhân và 24 luồng, xung nhịp mặc định là 3.5GHz, xung nhịp boost tối đa là 4GHz. Bộ nhớ đệm L3 lên đến 32MB. CPU được mở khóa hệ số nhân giúp người dùng có thể ép xung CPU lên những nấc cao hơn. TDP của CPU cũng khá cao 180W nên người dùng cần trang bị một bộ nguồn tốt để bộ máy có thể hoạt động ổn định, lâu dài. Ngoài ra CPU còn hỗ trợ Ram kênh bốn với mức xung nhịp mặc định là 2667MHz, với các mức bus cao hơn người dùng có thể ép xung Ram lên tùy theo nhu cầu.
Trên tay mình là hộp đựng CPU AMD Ryzen Threadripper. Đó là một chiếc hộp nhựa dẻo chắc chắn, xung quanh được bao bọc bằng một khung xốp mềm. Cảm giác đầu tiên khi nhìn vào chiếc hộp thì mình không nghĩ đó là một hộp đựng CPU vì nó khá to và ngoại hình nhìn cũng khá hầm hố như một cái tivi cổ đại thu nhỏ. Mặt trước hộp chúng ta dễ dàng thấy được logo của Ryzen chiếm phần lớn và dòng chữ Threadripper ở dưới. Thật dễ dàng khi nhìn vào hộp chúng ta đã biết ngay đây là CPU Ryzen Threadripper.
Tiếp theo mình mở khung xốp của hộp ra, bên trong khung xốp là một tập sách hướng dẫn, một cái khóa lục giác nhỏ màu cam có tên Threadripper ở cán và 1 khung hỗ trợ cho tản nhiệt nước AIO.
Sau khi tháo hết khung bên ngoài thì mình có được một hộp nhựa như thế này.
Tiếp tục mở hộp ra, bên trong là một khung nhựa với một cái hộp nhỏ cố định CPU ở giữa. AMD đã đóng gói rất kỹ con CPU ở phân khúc cao cấp của mình. Không giống như những CPU phân khúc dưới, AMD không trang bị tản nhiệt kèm theo cho Threadripper. Sở dĩ như vậy là bởi vì Threadripper 1920X có mức TDP khá cao, lên tới 180W nên nếu có kèm theo cũng không đủ khả năng để giải nhiệt cho CPU. Vì vậy người dùng cần phải trang bị một tản nhiệt riêng cho CPU.
Mở hộp nhựa nhỏ ra, CPU hiện phần lưng của nó với thông tin chi tiết.
Khác với các dòng CPU tầm trung, tầm thấp của AMD, Ryzen Threadripper được bao bọc bởi một cái khung màu cam bên ngoài. Mặt tiếp xúc của CPU với main cũng được thiết kế khác biệt so với phân khúc dưới. Khi gắn CPU vào main thì phần khung này sẽ gắn trực tiếp lên giá đỡ CPU của main, cách gắn rất khác so với AMD phân khúc dưới hay CPU của Intel.
CPU AMD Ryzen Threadripper có diện tích khá lớn, đặt cạnh AMD Ryzen 5 1600 mình thấy 2 con CPU này một trời một vực.
Như vậy là đã xong phần giới thiệu ngoại hình, phần tiếp theo mình sẽ đánh giá hiệu năng của CPU AMD Ryzen Threadripper 1920X này.
II - Hiệu năng:
Ở phần test hiệu năng mình sẽ chia ra làm hai phần. Phần đầu mình sẽ test hiệu năng của CPU khi chơi game. Phần thứ hai mình sẽ đánh giá về khả năng đa nhiệm của nó.
Cấu hình test:
-CPU: AMD Ryzen Threadripper 1920X
-Main: Asrock X399 Taichi
-Ram: Gskill Tridentz RGB 2x8GB Bus 3000
-VGA: AMD Radeon Vega 56
- Ashes of the Singularity
Là tựa game chiến thuật, dàn trận đầu tiên sử dụng API DirectX 12 của Microsoft, game có bản đồ khá rộng cùng với hàng trăm, hàng ngàn vật thể xuất hiện cùng lúc trên màn hình. Mỗi vật thể trong game đều có độ chi tiết rất cao, chính vì vậy nó là một trong những tựa game ngốn phần cứng cực nặng. Mình sẽ để thiết lập game ở mức cao nhất là Crazy, độ phân giải Full HD.
Kết quả thu được sau khi benchmark, mức khung hình khi load nặng là 57,5 FPS, bình thường là 69 FPS, trung bình 64,3 FPS. Tổng thể mức khung hình là 63,3 FPS. Với mức khung hình này mình có thể trải nghiệm game mượt mà từ đầu đến cuối.
- Playerunknown’s Battlegrounds
Một tựa game bắn súng fps khá quen thuộc với đại đa số các game thủ Việt Nam hiện nay. Game này cũng yêu cầu một cấu hình tương đối để có thể chơi tốt. Trong game mình sẽ để tất cả các thiết lập ở mức Ultra, độ phân giải Full HD.
Mức khung hình trung bình là 83 FPS. Với setting cao như vậy nhưng Threadripper chỉ phải tiêu tốn một ít hiệu năng và trong quá trình chơi hình ảnh, chi tiết đều rất rõ ràng, khung hình ổn định không bị sụt FPS.
Frames: 161 – Time (ms): 1937 – Min: 74 – Max: 94 – Avg: 83.118
AMD Ryzen Threadripper 1920X có thế mạnh là nhiều nhân, nhiều luồng nên mình sẽ test thử khả năng đa nhiệm của CPU. Đầu tiên mình sẽ thử chạy phần mềm 3DSMax để render V-ray và cùng lúc đó mình sẽ mở thêm một số tác vụ khác.
Trong khi để máy render, hiệu năng CPU được khai thác hết 100% mình mở thêm vài tab web, xem phim 4K và chơi game. Khi cùng lúc làm nhiều việc như vậy, với một cấu hình bình thường máy sẽ bị chậm, đứng và giật nhưng khi chơi game trên cấu hình này, mình thấy mọi thứ hoàn toàn ổn định. Trong quá trình chơi game, đôi khi mình cảm nhận được khung hình bị sụt giảm, nhưng vẫn đủ mượt để mình có thể trải nghiệm.
Tiếp theo mình sẽ mở trình giả lập NOX, đồng thời sẽ chơi game và mở trình duyệt. NOX mình sẽ thiết lập sử dụng 2 nhân của CPU và Ram là 1024MB.
Đầu tiên mình sẽ mở 5 giả lập NOX đang chạy game Lineage Revolution 2, trình duyệt web và game CSGO. Game CSGO mình sẽ để thiết lập ở mức High. Trong khi bật cùng lúc 5 máy ảo, mình vẫn chơi game một cách bình thường. Những pha combat với nhiều hiệu ứng nặng nhưng khung hình vẫn rất ổn định trong khi CPU chỉ sử dụng 50% hiệu năng.
Tiếp theo mình giữ nguyên 5 cửa sổ giả lập, trình duyệt web và bật game PUBG ở chế độ cửa sổ. Setting trong game mình để ở mức Ultra. Mức khung hình trong PUBG khá ổn định, mình vẫn chơi PUBG bình thường trong lúc bật những tác vụ khác. CPU cũng chỉ sử dụng tầm 50% hiệu năng.
Tiếp theo mình sẽ mở cùng lúc 10 cửa sổ NOX đều chạy game Lineage Revolution 2. Sau khi mở 10 cửa sổ NOX lên thì CPU cũng chỉ hoạt động ở mức 50%, do giới hạn ram nên mình không thể mở thêm. Với 10 cửa sổ cùng lúc như vậy mình vẫn có thể điều khiển nhân vật di chuyển một cách mượt mà. Nếu dung lượng ram nhiều hơn mình nghĩ mình có thể mở được khoảng trên 20 cửa sổ NOX mà không gặp bất cứ trở ngại nào.
III – Kết luận
AMD Ryzen Threadripper sở hữu một sức mạnh đáng nể. Qua những bài test trên mình cảm thấy không có gì có thể làm khó được CPU này. Với người dùng cần đặt ưu tiên về sự đa nhiệm như game thủ chơi nhiều acc game cùng lúc hay làm nhiều công việc cùng lúc như vừa render, vừa duyệt bản vẽ, … thì đây là một trong những lựa chọn khá hoàn hảo.