amd ryzen 7 2700 và rx590: cặp đôi mạnh mẽ cho dân designer
Sau một thời gian ra mắt thì AMD Ryzen 7 2700 cũng đã có một chỗ đứng nhất định trong thị trường PC. Bên trong Ryzen 7 2700 có 8 nhân, 16 luồng xử lý cùng mức xung nhịp mặc định là 3.2GHz, xung tăng cường là 4.2GHz. Vậy với nhu cầu xử lý những công việc nặng và chơi những tựa game bom tấn thì AMD Ryzen 7 2700 có phải là sự lựa chọn hợp lý? Hôm nay mình sẽ review bộ đôi AMD Ryzen 7 2700 cùng với card đồ họa AMD Radeon RX 590 8GB để xem thử bộ đôi này có đáp ứng được các yêu cầu trên không.
I - Unbox
Vẫn là thiết kế quen thuộc, sản phẩm được đựng trong một hộp vuông giống như những sản phẩm Ryzen khác. Sự khác biệt duy nhất ở phía trước hộp chỉ là con số 7 giúp người dùng biết được đây không phải là Ryzen 3 hay 5.
Xoay hộp qua mặt bên chúng ta sẽ thấy ngay sản phẩm ở bên trong thông qua phần cửa sổ mà nhà sản xuất đã khoét sẵn.
Nhìn tiếp đến phần trên sẽ thấy ngay tem niêm phong đảm bảo sản phẩm chưa bị khui. Ở trên tem nhà sản xuất cũng in những thông số cơ bản để người dùng có thêm thông tin trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.
Bên trong hộp chúng ta sẽ có một tản nhiệt đi kèm CPU cùng với CPU Ryzen 7 2700.
Trên lưng của CPU được khắc laser các thông số về tên, số serial, xung nhịp CPU một cách rõ ràng.
Cũng như các CPU Ryzen 3, 5 cùng đời hay Ryzen đời đầu, sản phẩm sử dụng socket AM4 phổ biến hiện nay.
Đi kèm CPU là quạt tản nhiệt Wraith Spire với vòng led RGB có khả năng đồng bộ cùng bo mạch chủ có hỗ trợ. Quạt tản nhiệt của AMD được áp dụng những công nghệ mới giúp cho quạt luôn hoạt động êm ái và mang lại hiệu năng tốt hơn.
Phần đế tản nhiệt với lõi đồng khá dày với các lá tản nhiệt bằng nhôm.
Logo AMD và viền Led RGB giúp tản nhiệt này nổi bật hơn khi gắn vào máy.
Sau khi mở hộp sản phẩm xong mình sẽ gắn CPU vào bo mạch chủ Asus ROG Crosshair VI Hero để test hiệu năng sản phẩm.
Nhân tiện đây mình cũng giới thiệu sơ qua về bo mạch chủ này. Asus ROG Crosshair VI Hero là một trong những bo mạch thuộc phân khúc high-end của dòng AMD Ryzen. Về ngoại hình thì ngay từ cái nhìn đầu tiên chúng ta cũng thấy được sự mạnh mẽ, hầm hố trong thiết kế.
Phần tản nhiệt cho dàn mạch VRM khá to giúp cho việc giải nhiệt được tốt hơn. Ở các cổng I.O Asus đã tạo ra một lớp giáp nhựa với dòng chữ Crosshair VI sáng đèn nhờ led RGB bên dưới trải dài từ trên xuống luôn phần mạch Audio để che đậy những góc xấu xí.
Bo mạch chủ này sử dụng chipset X370 tối ưu khả năng ép xung cho CPU và Ram hơn. Phần tản nhiệt cho chipset cũng được Asus thiết kế bắt mắt với Logo ROG phát sáng bởi led RGB.
Phần đế gắn CPU sử dụng socket AM4
II - Hiệu năng
Cấu hình test:
CPU-Z
Đầu tiên mình sẽ dùng phần mềm CPU-Z để chấm điểm CPU
Điểm Single Thread là 438.2, Multi Thread là 4594.6
3DMark
Tiếp theo mình sẽ đánh giá chung toàn hệ thống thông qua phần mềm 3DMark giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn.
Fire Strike
Điểm tổng: 14055
Điểm đồ họa: 16735
Fire Strike Extreme
Điểm tổng: 6904
Điểm đồ họa: 7279
Fire Strike Ultra
Điểm tổng: 3687
Điểm đồ họa: 3668
Time Spy
Điểm tổng: 5207
Điểm đồ họa: 4875
Điểm CPU: 8483
Cinebench
Điểm CPU: 1714
GPU bench: 100.79 FPS
Superposition Benchmark – 2345 điểm
Corona – 2’06s
Vray Benchmark
CPU: 1’19s
GPU: 3’34s
III-Khả năng giải trí:
Về công việc là như thế, nhưng mảng giải trí thì thế nào? Và chúng ta sẽ hoàn toàn an tâm về vấn đề này, khi bộ đôi này có thể đảm nhiệm và gánh rất tốt các tựa game đình đám eSport như CSGO, DOTA 2, Liên Minh,... cho đến các tựa game Offline thuộc hàng AAA như Far Cry 5, Assassin's Creed: Odyssey, Tom Clancy's Ghost Recon Wildlands,.. hoàn toàn chạy tốt khi setting với thiết lập đồ họa từ mức High cho đến Ultra ở độ phân giải Full HD trở lên.
IV - Tổng kết
Qua những bài test hiệu năng CPU trong công việc và hiệu năng trong game, mọi người phần nào cũng thấy được khả năng mà AMD Ryzen 7 2700 đã thể hiện. Nếu nhu cầu cao trong việc render, sử dụng nhiều tác vụ cần đa nhân đa luồng hay những gamer có nhu cầu stream thì có lẽ đây là sản phẩm khiến người dùng không thể bỏ qua. Với mức giá khá hợp lý cho một CPU có đến 8 nhân 16 luồng xử lý mạnh mẽ thì sản phẩm giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí. Bên cạnh đó AMD sử dụng socket AM4 đến năm 2020 thì người dùng hoàn toàn dễ dàng nâng cấp CPU trong tương lai mà không cần phải thay đổi main.
I - Unbox
Vẫn là thiết kế quen thuộc, sản phẩm được đựng trong một hộp vuông giống như những sản phẩm Ryzen khác. Sự khác biệt duy nhất ở phía trước hộp chỉ là con số 7 giúp người dùng biết được đây không phải là Ryzen 3 hay 5.
Xoay hộp qua mặt bên chúng ta sẽ thấy ngay sản phẩm ở bên trong thông qua phần cửa sổ mà nhà sản xuất đã khoét sẵn.
Nhìn tiếp đến phần trên sẽ thấy ngay tem niêm phong đảm bảo sản phẩm chưa bị khui. Ở trên tem nhà sản xuất cũng in những thông số cơ bản để người dùng có thêm thông tin trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.
Bên trong hộp chúng ta sẽ có một tản nhiệt đi kèm CPU cùng với CPU Ryzen 7 2700.
Trên lưng của CPU được khắc laser các thông số về tên, số serial, xung nhịp CPU một cách rõ ràng.
Cũng như các CPU Ryzen 3, 5 cùng đời hay Ryzen đời đầu, sản phẩm sử dụng socket AM4 phổ biến hiện nay.
Đi kèm CPU là quạt tản nhiệt Wraith Spire với vòng led RGB có khả năng đồng bộ cùng bo mạch chủ có hỗ trợ. Quạt tản nhiệt của AMD được áp dụng những công nghệ mới giúp cho quạt luôn hoạt động êm ái và mang lại hiệu năng tốt hơn.
Phần đế tản nhiệt với lõi đồng khá dày với các lá tản nhiệt bằng nhôm.
Logo AMD và viền Led RGB giúp tản nhiệt này nổi bật hơn khi gắn vào máy.
Sau khi mở hộp sản phẩm xong mình sẽ gắn CPU vào bo mạch chủ Asus ROG Crosshair VI Hero để test hiệu năng sản phẩm.
Nhân tiện đây mình cũng giới thiệu sơ qua về bo mạch chủ này. Asus ROG Crosshair VI Hero là một trong những bo mạch thuộc phân khúc high-end của dòng AMD Ryzen. Về ngoại hình thì ngay từ cái nhìn đầu tiên chúng ta cũng thấy được sự mạnh mẽ, hầm hố trong thiết kế.
Phần tản nhiệt cho dàn mạch VRM khá to giúp cho việc giải nhiệt được tốt hơn. Ở các cổng I.O Asus đã tạo ra một lớp giáp nhựa với dòng chữ Crosshair VI sáng đèn nhờ led RGB bên dưới trải dài từ trên xuống luôn phần mạch Audio để che đậy những góc xấu xí.
Bo mạch chủ này sử dụng chipset X370 tối ưu khả năng ép xung cho CPU và Ram hơn. Phần tản nhiệt cho chipset cũng được Asus thiết kế bắt mắt với Logo ROG phát sáng bởi led RGB.
Phần đế gắn CPU sử dụng socket AM4
II - Hiệu năng
Cấu hình test:
CPU: AMD Ryzen 7 2700
Main: Asus ROG Crosshair VI Hero
Ram: Gskill Ripjaws V 2x8GB Bus 3000
VGA: Radeon RX 590 8GB
CPU-Z
Đầu tiên mình sẽ dùng phần mềm CPU-Z để chấm điểm CPU
Điểm Single Thread là 438.2, Multi Thread là 4594.6
3DMark
Tiếp theo mình sẽ đánh giá chung toàn hệ thống thông qua phần mềm 3DMark giúp mọi người có cái nhìn tổng quan hơn.
Fire Strike
Điểm tổng: 14055
Điểm đồ họa: 16735
Fire Strike Extreme
Điểm tổng: 6904
Điểm đồ họa: 7279
Fire Strike Ultra
Điểm tổng: 3687
Điểm đồ họa: 3668
Time Spy
Điểm tổng: 5207
Điểm đồ họa: 4875
Điểm CPU: 8483
Cinebench
Điểm CPU: 1714
GPU bench: 100.79 FPS
Superposition Benchmark – 2345 điểm
Corona – 2’06s
Vray Benchmark
CPU: 1’19s
GPU: 3’34s
III-Khả năng giải trí:
Về công việc là như thế, nhưng mảng giải trí thì thế nào? Và chúng ta sẽ hoàn toàn an tâm về vấn đề này, khi bộ đôi này có thể đảm nhiệm và gánh rất tốt các tựa game đình đám eSport như CSGO, DOTA 2, Liên Minh,... cho đến các tựa game Offline thuộc hàng AAA như Far Cry 5, Assassin's Creed: Odyssey, Tom Clancy's Ghost Recon Wildlands,.. hoàn toàn chạy tốt khi setting với thiết lập đồ họa từ mức High cho đến Ultra ở độ phân giải Full HD trở lên.
IV - Tổng kết
Qua những bài test hiệu năng CPU trong công việc và hiệu năng trong game, mọi người phần nào cũng thấy được khả năng mà AMD Ryzen 7 2700 đã thể hiện. Nếu nhu cầu cao trong việc render, sử dụng nhiều tác vụ cần đa nhân đa luồng hay những gamer có nhu cầu stream thì có lẽ đây là sản phẩm khiến người dùng không thể bỏ qua. Với mức giá khá hợp lý cho một CPU có đến 8 nhân 16 luồng xử lý mạnh mẽ thì sản phẩm giúp bạn tiết kiệm được kha khá chi phí. Bên cạnh đó AMD sử dụng socket AM4 đến năm 2020 thì người dùng hoàn toàn dễ dàng nâng cấp CPU trong tương lai mà không cần phải thay đổi main.