AMD âm thầm ra mắt hai CPU cho anh em ráp máy game: Ryzen 7 8700F 300 USD, Ryzen 5 8400F 190 USD
Hai con chip xử lý Ryzen 8000F Series, không có nhân iGPU Radeon vừa được AMD âm thầm ra mắt phục vụ đối tượng người dùng chơi game, ráp cấu hình PC kèm card đồ họa rời.
Đầu tiên là Ryzen 7 8700F, 8 nhân 16 luồng CPU kiến trúc nhân Zen 4, chạy ở xung nhịp gốc 4.1 GHz, xung nhịp boost 5.05 GHz. Con số này với Ryzen 7 8700G (có thêm GPU Radeon 780M 12 compute unit) thấp hơn một chút (4.2/5.1 GHz). Vì không có iGPU tích hợp, nên mức giá của con chip CPU này được AMD đặt ra ở ngưỡng 300 USD, rẻ hơn 30 USD so với Ryzen 7 8700G, nhưng đắt hơn Ryzen 5 8600G khoảng 70 USD.
Tiếp theo là Ryzen 5 8400F, 6 nhân 12 luồng CPU, xung nhịp gốc 4.2 GHz, xung nhịp boost 4.75 GHz. Cả hai CPU mới vừa được ra mắt này đều trang bị 6MB bộ nhớ đệm L2, và 16MB bộ nhớ đệm L3. Cả hai đều có TDP ở ngưỡng 65W.
Nhưng chỉ có một trong hai con chip mới được ra mắt, là Ryzen 7 8700F là có nhân NPU hỗ trợ tăng tốc xử lý thuật toán AI, giống như Ryzen 7 8700G. NPU vẫn có tốc độ 16 TOPS. Còn Ryzen 5 8400F thì không có NPU.
Đầu tiên là Ryzen 7 8700F, 8 nhân 16 luồng CPU kiến trúc nhân Zen 4, chạy ở xung nhịp gốc 4.1 GHz, xung nhịp boost 5.05 GHz. Con số này với Ryzen 7 8700G (có thêm GPU Radeon 780M 12 compute unit) thấp hơn một chút (4.2/5.1 GHz). Vì không có iGPU tích hợp, nên mức giá của con chip CPU này được AMD đặt ra ở ngưỡng 300 USD, rẻ hơn 30 USD so với Ryzen 7 8700G, nhưng đắt hơn Ryzen 5 8600G khoảng 70 USD.
Tiếp theo là Ryzen 5 8400F, 6 nhân 12 luồng CPU, xung nhịp gốc 4.2 GHz, xung nhịp boost 4.75 GHz. Cả hai CPU mới vừa được ra mắt này đều trang bị 6MB bộ nhớ đệm L2, và 16MB bộ nhớ đệm L3. Cả hai đều có TDP ở ngưỡng 65W.
Nhưng chỉ có một trong hai con chip mới được ra mắt, là Ryzen 7 8700F là có nhân NPU hỗ trợ tăng tốc xử lý thuật toán AI, giống như Ryzen 7 8700G. NPU vẫn có tốc độ 16 TOPS. Còn Ryzen 5 8400F thì không có NPU.
Nếu chỉ xét thuần túy sức mạnh xử lý của cụm nhân CPU, thì Ryzen 7 8700F vừa đắt hơn, vừa có hiệu năng thấp hơn Ryzen 7 7700X. Con chip kiến trúc Zen 4 ra mắt trước vừa có xung nhịp boost tối đa lên tới 5.4 GHz, vừa có dung lượng bộ nhớ đệm L3 lên tới 32MB. Chênh lệch giữa xung nhịp lẫn dung lượng bộ nhớ đệm chắc chắn sẽ ảnh hưởng nhiều tới hiệu năng gaming, với chỉ số dễ đánh giá nhất chính là tốc độ khung hình khi dùng chung một mẫu card đồ họa.
Bù lại, thì trong bản cập nhật 24H2 của Windows 11, có thể sẽ có những tính năng AI xử lý local, đó là lúc nhân NPU kiến trúc XDNA của AMD trong Ryzen 7 8700F phát huy tác dụng. Theo AMD, hiện giờ cũng đã có trên dưới 100 tính năng và tác vụ trong các phần mềm có thể tận dụng nhân NPU trên chip xử lý máy tính cá nhân, hỗ trợ xử lý local thay vì phải nhờ tới data center đám mây:
Dễ nhận ra một điều, đó là AMD ra mắt Ryzen 8000F với hai sản phẩm tầm trung và bình dân với mục tiêu tạo ra những lựa chọn để người dùng nâng cấp từ những dàn máy tính cũ trang bị bo mạch chủ socket AM4, nâng cấp lên socket AM5 với chi phí thấp nhất có thể. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, Ryzen 5 7600X hay Ryzen 7 7700X đều đã có mức giá vô cùng cạnh tranh sau vài lần được AMD giảm giá. Sức mạnh của chúng cũng ấn tượng hơn hẳn so với 8700F và 8400F, nếu chỉ xét tới hiệu năng nhân CPU.
Ấy là chưa kể, cũng không phải ai cũng cần tới nhân NPU (chỉ có trên Ryzen 7 8700F). Những đối tượng sẽ được hưởng lợi từ nhân NPU hiện giờ là những người sáng tạo nội dung, tận dụng những tính năng AI trong những bộ phần mềm như Audacity để xử lý hình ảnh âm thanh và footage video clip. Còn chơi game thì chưa có tính năng nào tận dụng sức mạnh của NPU cả.